Cách tiêu tiền của giới siêu giàu

m88: Thời Hy Lạp cổ đại, mặc áo choàng nhuộm tím và ăn cá tươi hàng ngày là dấu hiệu của sự giàu có, sang trọng. Đến thời của các pharaoh Ai Cập, người giàu vung tiền vào trứng đà điểu và nước hoa làm từ nghệ tây, quế cùng các loại nguyên liệu kỳ lạ.

Ở thời trung cổ, tầng lớp quý tộc London chi tiêu xa xỉ cho hạt tiêu, hàng may mặc bằng nhung và chanh. Hay đến những năm 1920, những người giàu New York khoe sự giàu có bằng áo khoác lông, mũ trùm đầu và vòng tay ngọc trai.

Dana Thomas, tác giả của cuốn sách nghiên cứu Deluxe: How Luxury Lost Its Lustre (Cao cấp: Làm sao sự sang trọng có thể đánh mất vẻ lộng lẫy của nó), cho biết các sản phẩm kể trên đều rất đắt đỏ và được ưa chuộng trong từng thời điểm cụ thể. Người có thể mua chúng chỉ có thể là vua chúa, giới tinh hoa tôn giáo, tầng lớp quý tộc có đất đai, các ông trùm kinh doanh, dầu mỏ, người buôn bán vũ khí hoặc những kẻ buôn lậu trong thời kỳ cấm rượu của Mỹ (1920-1933).

Nữ nhà báo tin rằng sự sang trọng thực sự luôn được bảo tồn bởi nhóm thiểu số độc quyền và tinh tế. Do đó, những thứ được gọi là xa xỉ nhưng được người có tài sản bình thường tiếp cận chỉ là sự thay thế tầm thường.

Graff Diamonds Hallucination là chiếc đồng hồ thạch anh trị giá 55 triệu USD được giới nhà giàu ưa thích. Ảnh: SEBASTIEN BOZON/AFP

Lấy ví dụ về kỳ nghỉ cuối tuần ở Singapore, nơi diễn ra chặng đua Singapore Grand Prix 2022 thường niên vào đầu tháng 10 và được coi là điển hình của đẳng cấp sang trọng quốc tế.

Theo đó, một người siêu giàu hâm mộ môn đua xe có thể thuê căn hộ độc quyền trên tầng 32 của khách sạn Ritz với giá khoảng 13.000 USD một đêm. Được sử dụng trường đua, khu vực VIP và bãi tập của đội đua… với giá 10.800 USD.

Bàn ăn hai người tại Zen, nhà hàng 3 sao Michelin đắt đỏ hàng đầu tại nước này có giá 1.600 USD. Còn nếu thưởng thức bữa tối trong khi nghe DJ hàng đầu quốc tế trình diễn tại một trong những hộp đêm nổi trên vịnh Marina, sẽ phải trả thêm 1.200 USD.

Còn bàn riêng cho nhóm tại bữa tiệc sau khi Singapore Grand Prix 2022 kết thúc với các khay hàu tươi, trứng cá muối thượng hạng và quầy bar mở champagne Perrier-Jouët, vodka Belvedere và rượu tequila lâu năm được tính phí 45.000 USD ở Amber Lounge – địa điểm tiệc tùng được các tay đua Nico Rosberg và Fernando Alonso thường xuyên lui tới. Cao cấp hơn, giới siêu giàu có thể chọn phòng riêng tại nhà hàng Le Noir, cung cấp tất cả với giá 70.000 USD.

Với các chuyến bay khứ hồi cao cấp đến Singapore, du khách có thể thực hiện chuyến tham quan đêm tại Sở thú Singapore, Khu bảo tồn động vật hoang dã Mandai, mua sắm thả ga tại cửa hàng bách hóa Paragon, ghé phòng phòng trưng bày nghệ thuật Ion Orchard… chỉ với chi phí 500.000 USD, trong khi tiền phạt vì xả rác bừa bãi ở đảo quốc sư tử chỉ 700 USD.

Theo cây viết Hillary Hoffewer của trang Business Insider, chỉ những tỷ phú và người kế thừa các gia tộc thượng lưu lâu đời – tầng lớp thường xuyên chi 50-80 triệu USD mỗi năm cho lối sống xa hoa của họ mới đủ khả năng vung tiền cho những kỳ nghỉ cuối tuần như trên. Còn các triệu phú tầm trung hoặc những người đam mê môn đua xe Công thức 1 có thể tiêu xài mạnh tay một vài lần, nhưng buộc phải cắt giảm chi tiêu trong thời gian còn lại của năm.

Theo chỉ số siêu giàu Wealth-X do công ty tư vấn Altrala tổng hợp hàng năm, hiện trên thế giới có 3.311 người cực giàu. Tài sản của nhóm người này chiếm 13,9% GDP của thế giới – mức độ tập trung tài sản lớn chưa từng có trong lịch sử và được gọi là những pharaoh thời hiện đại với khả năng thống trị thế giới kinh doanh.

Theo quan niệm xưa, lối sống và thói quen tiêu dùng của những người siêu giàu là thước đo tốt nhất cho sự sang trọng đương thời. Nhưng bà Hoffower cho rằng điều này không nhất thiết phải đúng. “Những người có tài sản kếch xù rất phô trương, nhưng họ lại hiếm khi hoặc ít nhất là không mua những món đồ đắt đỏ bậc nhất chỉ để chứng tỏ đủ khả năng chi trả”, bà nói.

Như tỷ phú Elon Musk, người đủ tiền mua Twitter và đi đầu trong lĩnh vực du lịch không gian tư nhân, nhưng ông không sở hữu nhà và chỉ thích ngủ trên ghế dài của bạn bè.

Nhưng một người siêu giàu ẩn danh khác, hiện sở hữu tài sản bằng một phần của Musk lại mua hòn đảo tư nhân, sắm máy bay phản lực riêng với thân làm bằng bạch kim, thích thưởng thức nấm cục trắng từ Piedmont của Italy hoặc phomat Pule của Serbia có giá 1.000 USD cho khoảng 450 g. Họ cũng thường xuyên dùng bữa tại nhà hàng đắt tiền nhất thế giới như Ultraviolet ở Thượng Hải, Masa hay Per Se ở New York, Sublimotion ở Ibiza. Họ cũng thường đến nhà hàng Địa Trung Hải chuyên phục vụ ẩm thực cao cấp của đầu bếp Paco Roncero được tính giá 1.500 USD một người.

Nấm cục trắng từ Piedmont của Ý, một trong những loại thực phẩm đắt tiền và được săn lùng nhiều nhất thế giới. Ảnh: MIGUEL MEDINA /AFP

Thứ đắt nhất trên thế giới là phản vật chất, được tạo ra bằng cách va chạm các hạt hydro hoặc sử dụng bộ giảm tốc phản proton trong phòng thí nghiệm chuyên môn cao, giá ước tính 62,6 nghìn tỷ USD cho một gram. Nhưng không ai sẵn sàng bỏ ra số tiền đó để mua, ngay cả khi có thể sinh lời từ chúng.

Nhưng giới siêu giàu chắc chắn sẽ mua những món hàng hiếm như chiếc Rolls-Royce Boat Tail giá 30 triệu USD, đồng hồ đeo tay Graff Diamonds Hallucination 50 triệu USD hay du thuyền mạ vàng như Yacht History Superme được một tỷ phú người Malaysia giấu tên mua với giá 4,8 tỷ USD.

Một số người thích chiếc Falcon iPhone 6 Supernova được gắn một viên kim cương hồng lớn ở phía sau trị giá 48 triệu USD, hay chiếc giường baldacchino Superme trị giá 6,5 triệu USD do Stuart Hughes thiết kế và trang trí bằng tro, anh đào, hạt dẻ, kim cương, ngọc bích và vàng 24 carat.

Còn với khách sạn, không nơi đâu đắt hơn Lovers Deep Luxury Submarine Hotel. Với giá 292.000 USD một đêm, khách hàng có thể đặt một phòng trong khách sạn 5 sao này cùng hành trình du ngoại quanh đảo St. Lucia của vùng Caribean.

Chưa kể, một đĩa gnocchi màu xanh tại nhà hàng Golden Gates ở New York được bán với giá 4.400 USD. Việc giới siêu giàu đổ xô đến thưởng thức món mì này có thể vì màu xanh trong bột đến từ tuyến cá đèn lồng – một thành phần rất hiếm và đhb88ắt tiền. Hay những chiếc ô da cá sấu được bán với giá hơn 50.000 USD tại Billionaire Couture, từng được David Beckham và Paul McCartney mua.

Họ cũng sẵn sàng mua chiếc xe đạp bạch kim với giá 400.000 USD, máy hút bụi được lát pha lê Swarovski giá 20.000 USD, vali làm bằng gỗ mun, da và lông ngựa 10.000 USD, hay núm vú giả bằng silicon nạm kim cương 17.000 USD.

So với những thứ xa xỉ vừa kể trên, việc mua một hòn đảo không quá đắt đỏ. Người giàu có thể mua được Orivaru, hòn đảo hoang sơ thuộc quần đảo Maldives chỉ với giá 11 triệu USD. Hay giá thấp hơn là hòn đảo tư nhân nhỏ gần Ruskin, Floria được bán cách đâu không lâu chỉ với giá 5 triệu USD.

Minh Phương (Theo EL PAÍS)

Thanh Quý : hb88 hb88